Ngày đăng: 26/02/2020  
Một số nguyên nhân gây bệnh đốm đen trên tôm và cách điều trị

Nguyên nhân gây bệnh

- Do các giống vi khuẩn có trong nguồn nước ao nuôi gây nên

- Do nấm và động vật nguyên sinh

- Các ao nuôi có tôm bị bệnh đốm đen thường có hàm lượng khí độc NH3 hoặc NO2 vượt ngưỡng, hàm lượng ôxy hòa tan thấp, chất lượng nước ao kém.

- Bệnh đốm đen cũng hay xảy ra vào thời điểm giao mùa khi tôm nuôi dễ bị stress do môi trường thay đổi đột ngột.

- Thiếu vitamin C cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh đốm đen. Tôm thiếu Vitamin C có xuất hiện các đốm đen ở phần bụng, vỏ ngực và phía dưới vỏ kitin ở chân phụ. Tôm bị bệnh thường chán ăn, cơ thịt có màu đục, vào thời kỳ cuối tôm bị bại huyết nhiễm khuẩn.
Tôm nuôi bị đốm đen
Phương pháp điều trị

 
Nguyên nhân Cách xử lý Cách xử lý chung khi điều trị
Do vi khuẩn, nguyên sinh động vật   Dùng VAGAT 500 g-1 kg/ 1.000   m3 hoặc ROBO 1 lít/ 2.000 m3, 1-2   lần   + Xử lý môi trường:

  - Giảm khí độc: cấy lại vi     sinh AQUABOSS hoặc DEOCARE (hoặc kết   hợp cả 2) liều cao sau 48 giờ diệt khuẩn,   nấm, nguyên sinh động vật;
 2-3 ngày lặp lại 1 lần.

  - Kích thích tôm lột: tạt VARAL PLUS 2-3 kg/ 1.000 m3 nước, kết hợp cho ăn SANCATOT

  - Tăng sức đề kháng: tạt VIVAR 1 kg/ 2.000   m3 nước.

 + Trộn ăn: CAFOTOT 10 ml/ kg thức ăn, các cử ăn
Do nấm   Dùng VATACO 1 lít/ 1.000 m3 1-2 lần
Do bội nhiễm nấm và vi khuẩn   Diệt khuẩn VAGAT 500 g -1 kg/   1.000 m3 nước, 24 giờ sau diệt   nấm VATACO 1 lít/ 1.000 m3. Tăng,   giảm liều phụ thuộc vào mật độ vi   khuẩn, nấm và tình trạng sức khỏe   tôm.
Do thiếu vitamin C   Tạt VIT C FORT 1 kg/ 2.000   m3 nước, 2-3 ngày/ lần, và trộn 15 g/   kg thức ăn, ngày 2 cử, 5-7 ngày
 
 Diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng dùng buổi sáng 8-10h. Kích lột và tăng đề kháng dùng buổi chiều mát (hoặc buổi tối) hằng ngày.

Lưu ý:
- Nên phát hiện sớm khi tỉ lệ bị bệnh còn thấp, môi trường chưa ô nhiễm nặng để các biện pháp chữa trị hiệu quả, ít tốn chi phí.

- Giảm 30-50% lượng cho ăn khi phát hiện bệnh

- Tăng cường chạy quạt, sục khí

- Sau đợt điều trị nên trộn men tiêu hóa VABI giúp tôm tăng cường khả năng tiêu hóa, tăng sức khỏe.
 
TL do phòng kỹ thuật VAGEN biên soạn



Những bài liên quan
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ BỆNH VÀNG MANG TRÊN TÔM

Do virus gây bệnh đầu vàng (Yello head Disease – YHD): Gây ra thiệt hại 100% trong vòng 3-5 ngày, bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn tôm được 50-70 ngày tuổi, đặc biệt là ở các ao nuôi thâm canh.Do ao bị xì phèn làm pH xuống thấp

Tác hại của ốc đinh trong ao nuôi tôm và cách diệt

Ốc trong các ao nuôi, đặc biệt là ao nuôi tôm đã gây ra nhiều ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe và năng suất tôm nuôi

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3 TRONG AO

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3 TRONG AO

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN  TÔM NUÔIVÀ CÁCH QUẢN LÝ

Độ mặn cao sẽ gây biến đổi một số thông số môi trường như pH, độ kiềm. Hàm lượng khoáng vi lượng vô cơ (Ca, Na, Mg, Cl, K,…) cao và hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp, tôm dễ bị cứng vỏ, tôm chuyển sang màu xanh đen, chậm lớn,…

BỆNH CONG THÂN, ĐỤC CƠ TRÊN TÔM THẺ

Bệnh cong thân, đục cơ trên tôm thẻ







Thông tin liên hệ

Công ty TNHH Quốc tế VAGEN

64 Đường số 9, P. Linh Trung , TP. Thủ Đức, TP.HCM

https://vagen.com.vn

Copyright © 2014-2024 Vagen Co., Ltd. MST: 0310585038

Developed by: KhaLa

Chúng tôi trên các kênh