Ngày đăng: 14/03/2020  
 
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN TÔM NUÔI VÀ CÁCH QUẢN LÝ
 
 
Giá trị cho phép đối với nuôi tôm sú và thẻ chân trắng 5 ÷ 35‰ (QCVN 02 - 19 : 2014/BNNPTNT). Mỗi loại tôm có yêu cầu về độ mặn khác nhau và thay đổi tuỳ theo từng thời điểm trong chu trình sinh sống. Độ mặn tốt nhất cho tôm sú là 15-20‰. Biến động trong ngày không quá 5‰. Độ mặn tốt nhất cho tôm thẻ chân trắng là 10-25‰.
1. Ảnh hưởng của độ mặn:
- Độ mặn cao sẽ gây biến đổi một số thông số môi trường như pH, độ kiềm. Hàm lượng khoáng vi lượng vô cơ (Ca, Na, Mg, Cl, K,…) cao và hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp, tôm dễ bị cứng vỏ, tôm chuyển sang màu xanh đen, chậm lớn,…
- Độ mặn thấp dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng vô cơ làm tôm mềm vỏ, có màu trắng, tăng tính độc của NO2, khả năng miễn dịch thấp,…
2. Quản lý độ mặn
Khi ao nuôi có độ mặn thấp
- Hạ độ mặn trại giống xuống gần giống với ao nuôi một cách từ từ để tránh gây sốc cho tôm
- Hạn chế cấp nước từ kênh, sông vào ao nuôi, nên có ao chứa để dự trữ nước mặn đủ cấp cho ao nuôi
- Ở độ mặn thấp thường thiếu khoáng chất cho tôm, khả năng miễn dịch giảm nên nuôi với mật độ vừa phải, định kỳ bổ sung khoáng chất vào môi trường nước như Amix N08, Varal Plus 3-5 kg/1000 m3 nước và trộn vào thức ăn Cafotot 5-10 ml/kg thức ăn. Với những ao bổ sung nước ngọt bằng giếng khoan, do nước giếng khoang có hàm lượng DO thấp và hàm lượng KL nặng Fe, Mn,… cao nên sau khi bơm cần sục khí mạnh để oxy hóa KL nặng hoặc dùng Veta-K để lắng kết, không gây hại cho tôm
Khi ao nuôi có độ mặn cao
- Có tỷ lệ ao lắng để chủ động trữ nước mưa, nước ngọt đảm bảo cung cấp nước trong mùa hạn mặn
- Nếu không có ao lắng để cung cấp nước thì buộc phải lấy nước từ kênh, sông, sau đó tiến hành diệt khuẩn bằng Vagat, Valuxi
- Hạn chế cấp nước giếng khoan để giảm độ mặn, vì độ kiềm trong nước giếng khoan rất cao thường ≥ 300 mg/l. Khi độ mặn tăng cao, độ kiềm cũng tăng theo tỷ lệ thuận, bơm thêm nước giếng khoan vào, độ kiềm trong ao sẽ tăng lên nhiều lần. Khi đó, vỏ con tôm sẽ bị cứng, tôm rất khó lột vỏ, chậm lớn (Khuyến nông thủy sản-nongnghiep.vn)
- Tôm chậm lớn do độ mặn cao: trộn ăn Multigen 3-5 ml/kg thức ăn+ Vabi 5 g/kg thức ăn, cứ 7 ngày cho ăn 3 ngày
 
TL do phòng kỹ thuật Vagen biên soạn
 
 



Những bài liên quan
Cải thiện hiệu quả khi nuôi tôm độ mặn thấp

Bài viết này lược dịch và tóm tắt từ tài liệu Nuôi trồng thủy sản (Ecuador) Số 128, tháng 4 năm 2019 – để cung cấp cho người nuôi một biện pháp cải thiện hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước có độ mặn thấp bằng việc bổ sung vào chế độ ăn các ion K+ và Mg2+.

GIẢI PHÁP NUÔI TÔM MÙA NẮNG

Nâng mực nước lên cao 1,3m, có ao lắng để bổ sung, thay  nước kịp thời, Tăng cường quạt, sục khí đều nước liên tục (ngày, đêm)...

Tác hại của ốc đinh trong ao nuôi tôm và cách diệt

Ốc trong các ao nuôi, đặc biệt là ao nuôi tôm đã gây ra nhiều ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe và năng suất tôm nuôi







Thông tin liên hệ

Công ty TNHH Quốc tế VAGEN

64 Đường số 9, P. Linh Trung , TP. Thủ Đức, TP.HCM

https://vagen.com.vn

Copyright © 2014-2024 Vagen Co., Ltd. MST: 0310585038

Developed by: KhaLa

Chúng tôi trên các kênh