Ngày đăng: 04/03/2020  

PHÒNG TRỊ SÁN LÁ ĐƠN CHỦ TRÊN CÁ


1. Dấu hiệu bệnh lý:  
-    Sán ký sinh chủ yếu trên da, vây và mang của cá. Chúng dùng các móc ở đĩa bám để bám vào ký chủ và tổ chức tuyến đầu của sán tiết ra men phá hoại tế bào da, mang cá làm tiết nhiều dịch nhờn màu trắng đục cản trở hoạt động hô hấp của cá. Vùng da, mang bị sán ký sinh có hiện tượng viêm loét dễ dàng cho vi khuẩn, nấm và một số ký ssinh khác xâm nhập và gây bệnh. Trường hợp nhiễm nặng các tổ chức tế bào sưng to, xương nấp mang cũng phồng lên, cơ thể thiếu máu dẫn đến gầy yếu, bơi lội chậm chạp. Cá ít hoạt động, nằm ở đáy ao hoặc nổi lên mặt nước đớp không khí, thậm trí mất dần khả năng vận động và bơi ngửa bụng.
2. Mùa vụ xuất hiện bệnh
- Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa và lây nhiễm nhanh trong các ao nuôi mật độ dày, điều kiện môi trường dơ bẩn. Nhiệt độ nước thích hợp cho sán phát triển và gây bệnh từ 22- 28oC.
3. Cách ngăn ngừa sán lá :
- Cải tạo ao kỹ trước khi thả giống
- Thả nuôi mật độ phù hợp.
-Thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho cá như HEPBETA, VIVAR VABI
- Định kì 7-10 ngày dùng diệt ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm gây bệnh bằng GENKOVALUXI hay VAGAT
4. Cách xử lý sán lá:
- Cá giống 20 ngày tuổi và cá thịt: Dùng VAGAT 1kg/4000 m3 nước, xử lí lúc 8-10 h sáng, có nắng, sau 24h thay nước rồi xử lý lại lần 2.
-Trường hợp cá nhiểm mật độ ký sinh cao và chứa nhiều loại ký sinh trùng thì nên kết hợp dùng GENKO 1 lít/2000 - 3000 m3 nước (tạt cách nhau 1 giờ)
- Chú ý quan trọng trước khi xử lý để cá khỏe:
+ Nếu ao dơ bẩn, vật chất hữu cơ và khí độc cao thì nên dùng chế phẩm sinh học AQUABOSS để xử lý trước 2 ngày rồi mới dùng VAGAT Hoặc tạt ODORCARE + VIVAR trước 1 giờ đồng hồ  rồi mới dùng VAGAT.
+ Kết hợp kiểm tra thêm hàm lượng Oxy trong ao, nếu thấp thì tăng cường chạy quạt dùng oxy viên trước khi dùng VAGAT
+ Kiểm tra sức khỏe xem cá có kém ăn, bị bệnh không ? Nếu bị bệnh thì do bội nhiểm giữa ký sinh trùng và khuẩn. Nên khi xử lý ngoại ký sinh xong thì phải dùng kháng sinh điều trị ( tùy theo bệnh mà chọn loại kháng sinh).
 
TL do phòng kỹ thuật VAGEN biên soạn



Những bài liên quan
cách phòng trị bệnh gan thận mủ trên cá lóc

Nguyên nhân:Do vi khuẩn Aeromonas schubertii là tác nhân gây bệnh gan thận mủ ở cá lóc. Giá trị LD50 của chủng Aeromonas schubertii ở cá lóc khoảng 3,32 x 104 CFU/ml.

Phòng trị bệnh phân lỏng, phân đứt khúc và phân trắng trên tôm

 Phòng trị bệnh phân lỏng, phân đứt khúc và phân trắng trên tôm

BỆNH LỠ LOÉT TRÊN CÁ LÓC

1.Nguyên nhân:Gồm virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng và các yếu tố môi trường. Nguyên nhân gây bệnh trước nhất là virus, nấm cũng được coi là yếu tố quan trong gây ra hội chứng lở loét

CÁCH XỬ LÝ CÁC BỆNH NGOẠI KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ

Bệnh Rận, đĩa cáNuôi ao: Tạt IVATI 1 lít/3000 m3 nước, dùng 1 lần duy nhất ( trước khi tạt IVATI nên tạt trước VIVAR), sau 5 giờ thay 40% và cấp nước mới vào.Nuôi bè: Tạt IVATI 1 ml/2 m3 nước, sau 1 giờ 30 phút xả bạt. Hoặc tắm liều 1ml/200 lít nước trong thời gian 3 -5 phút

BỆNH CONG THÂN, ĐỤC CƠ TRÊN TÔM THẺ

Bệnh cong thân, đục cơ trên tôm thẻ







Thông tin liên hệ

Công ty TNHH Quốc tế VAGEN

64 Đường số 9, P. Linh Trung , TP. Thủ Đức, TP.HCM

https://vagen.com.vn

Copyright © 2014-2024 Vagen Co., Ltd. MST: 0310585038

Developed by: KhaLa

Chúng tôi trên các kênh