Ngày đăng: 04/03/2020  

BỆNH LỠ LOÉT TRÊN CÁ LÓC

 
 
  1. Nguyên nhân:
Gồm virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng và các yếu tố môi trường. Nguyên nhân gây bệnh trước nhất là virus, nấm cũng được coi là yếu tố quan trong gây ra hội chứng lở loét. Có thể chúng cùng với các loại kí sinh trùng làm cá bị thương tổn tạo điều kiện cho các tác nhân chính gây bệnh cho cá.
Ngoài các yếu tố môi trường như nhiệt độ thay đổi, nước nuôi quá dơ bẩn, sự ô nhiễm có thể gây sốc và làm cá nhiễm bệnh.
Cũng có thể  do nấm ký sinh trong nội tạng Aphanomyces được coi là tác nhân chính gây ra bệnh này.
  1. Triệu chứng:Cá ăn ít hoặc bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, nổi lờ đờ, da xám, có vết loét hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, vây và đuôi.
Bên ngoài cá thấy xuất hiện nhiều vết nhỏ màu xám hay đỏ. Mang, quanh mắt và da xuất huyết, toàn thân có màu xám tối. Thương tổn lan rộng thành những vết loét lớn trên vẩy, thân cá... Khi cá bệnh nặng sẽ thấy máu chảy ở hậu môn.
Giải phẫu cá sẽ thấy bóng hơi xuất huyết và teo dần, gan thận cũng xuất huyết. Khoang bụng có dấu hiệu tích nước, có nhiều dịch nhờn và xuất huyết.
  1. Mùa xuất hiện bệnh: Bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa mưa (tháng 10-12) và đầu mùa khô (tháng 1-2).
  2. Cách phòng trị lở loét trên cá lóc:
  1. Phòng bệnh
- Cải tạo, tẩy dọn ao kỹ.
- Chọn con giống khỏe, tốt, đồng đều, không nhiễm bệnh, nên mua giống ở các cơ sở uy tín.
- Quản lý môi trường nước tốt, tránh bắt cá làm cá bị xây xát, không để cá bị bệnh ngoài da tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
- Không để cá bị sốc
Định kỳ dùng các loại sản phẩm sau để diệt khuẩn (7 - 10 ngày/1 lần, sáng 8- 9 h)
* VALUXI: 1lít /3.000 m3 nước. Hoặc VAGAT: 1kg/ 6.000 m3 nước. Nên luân phiên giữa các sản phẩm trên.
Định kỳ xử lý vi sinh để làm sạch đáy ao và nguồn nước: AQUABOSS 250 g /3.000 m3 nước, 5 – 7 ngày/lần.
-Trong quá trình nuôi cần bổ sung dinh dưỡng đây đủ: CATAGEN, HEPBETAVIVAR, VABI, CAFOTOT.
Quản lý chất lượng nước, ký sinh trùng là cách phòng bệnh có tính chất quyết định đến kết quả nuôi
  1. Cách Trị bệnh lở loét trên cá lóc:
Thay 20 - 40% nước trong ao nuôi.
Giảm 50% lượng thức ăn hoặc cắt bớt cữ ăn.
Xử lý diệt khuẩn bằng VALUXI 1lit/ 2.000 – 3000 m3 nước, hoặc VAGAT: 1kg/ 4.000 - 5000 m3 nước.
Trộn thuốc vào thức ăn,  liên tục 3 - 5 ngày, như sau:
+ Buổi sáng: CATAGEN 3 - 5g/kg thức ăn.  Và VIVAR  3 - 5g/kg thức ăn
+ Buổi chiều: Trộn ăn kháng sinh, liên tục 5-7 ngày
Chú ý: Liều điều trị có thể điều chỉnh tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhe.
Sau khi lành bệnh, dùng liên tục 3 ngày:VABI  3 - 5g/kg thức ăn. Và HEPBETA  3 – 5 ml /kg thức ăn. Hoặc cho thêm MULTIGEN
 
Tài liệu của Phòng Kỹ thuật Cty VAGEN



Những bài liên quan
cách phòng trị bệnh gan thận mủ trên cá lóc

Nguyên nhân:Do vi khuẩn Aeromonas schubertii là tác nhân gây bệnh gan thận mủ ở cá lóc. Giá trị LD50 của chủng Aeromonas schubertii ở cá lóc khoảng 3,32 x 104 CFU/ml.

PHÒNG TRỊ SÁN LÁ ĐƠN CHỦ TRÊN CÁ

Dấu hiệu bệnh lý:  -    Sán ký sinh chủ yếu trên da, vây và mang của cá. Chúng dùng các móc ở đĩa bám để bám vào ký chủ và tổ chức tuyến đầu của sán tiết ra men phá hoại tế bào da, mang cá làm tiết nhiều dịch nhờn màu trắng đục cản trở hoạt động hô hấp của cá

CÁCH XỬ LÝ CÁC BỆNH NGOẠI KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ

Bệnh Rận, đĩa cáNuôi ao: Tạt IVATI 1 lít/3000 m3 nước, dùng 1 lần duy nhất ( trước khi tạt IVATI nên tạt trước VIVAR), sau 5 giờ thay 40% và cấp nước mới vào.Nuôi bè: Tạt IVATI 1 ml/2 m3 nước, sau 1 giờ 30 phút xả bạt. Hoặc tắm liều 1ml/200 lít nước trong thời gian 3 -5 phút

PHÒNG NGỪA HIỆN TƯỢNG CÁ LÓC BỊ GÙ LƯNG, DỊ HÌNH

Dấu hiệu nhận biết:Dạng nặng: phần đầu cá bị gãy cúp xuốngDạng nhẹ: nhìn cá chỉ khuyết tật chút do lệch cốt sống







Thông tin liên hệ

Công ty TNHH Quốc tế VAGEN

64 Đường số 9, P. Linh Trung , TP. Thủ Đức, TP.HCM

https://vagen.com.vn

Copyright © 2014-2024 Vagen Co., Ltd. MST: 0310585038

Developed by: KhaLa

Chúng tôi trên các kênh