Ngày đăng: 13/02/2020  
 

CÁCH DIỆT TẢO ĐỎ - TẢO GIÁP TRONG AO

 
  1. Nguyên nhân xuất hiện: ngoài tảo đỏ Rhodophyta còn có thể do ảnh hưởng của các nguyên tố khác trong ao. Trong đó nguyên nhân nguy hiểm nhất là do các loài tảo thuộc ngành tảo giáp (Pyrrophyta) như Peridinium cinctum, Ceratium hirundinella... khi chúng phát triển mạnh với Nguyên nhân khiến cho tảo giáp chiếm ưu thế trong ao nuôi là do nguồn nước cấp từ bên ngoài vào, trong quá trình nuôi do sự mất cân bằng khoáng đa vi lượng hoặc do nền đáy ao quá bẩn dẫn đến sự phát triển quá mức của loài tảo này, mật độ cao làm cho nước có màu đỏ. 
 
 
Tảo Giáp
  1. Ảnh hưởng của tảo đỏ - tảo giáp đến tôm : Tôm không tiêu hóa được loài tảo này do chúng có vách tế bào cứng, một số trường hợp tôm bị tắt ngẽn đường ruột hoặc phân bị đứt đoạn khi có quá nhiều tế bào tảo giáp trong ruột. Sự xuất hiện với mật độ cao của loài tảo này thường dẫn đến tôm nổi đầu về đêm và lúc sáng sớm do thiếu oxy trong nước và nước ao bị phát sáng ảnh hưởng nhiều đến tập tính sống của tôm nuôi.
       Độc tố của tảo giáp
Gonyaulax polygramma: Nguyên nhân gây thiếu ôxy
Dinophysis acuta SPS: Diarrhetic ngộ độc ở động vật có vỏ (DSP)
Gambierdiscus toxicus, Ostreopsis mascarenensis: Ngộ độc cá
Alexandrium SPS acatenella: Gây tê liệt, ngộ độc ở động vật có vỏ (PSP)
Karenina breve SPS: Ngộ độc thần kinh ở động vật có vỏ (NSP)
Gymnodinium mikimotoi,...: Có hại cho cá, tôm và động vật biển, các tế bào có thể gây thiệt hại hoặc làm tắc nghẽn mang của các loài động vật.
3. Nhận biết:
Ao nước có màu nâu đỏ/màu trà sẫm, mặt nước xuất hiện vàng nâu đậm. pH giao động ngày đêm lớn
Quan sát trên kính hiển vi: Tảo có màu đen giống hạt lơ lửng, có khe ở giữa và có gai.
4. Giải pháp phòng ngừa và xử lý tảo đỏ - tảo giáp:
a. Các biện pháp phòng ngừa
- Tránh lấy nước, thay nước vào ao nuôi trong giai đoạn tảo nở hoa đỏ (thủy triều đỏ) từ các nguồn nước ở lân cận.
- Trước khi cấp vào ao nuôi nước phải được xử lý bằng VAGATROBO để giảm mật độ tảo sau khi cấp.
- Sử dụng vi sinh AQUABOSS/ABACI định kỳ để duy trì chất lượng nước và không xảy ra tình trạng tảo phát triển quá mức.
- Khi tình trạng nghiêm trọng, tăng sục khí và xi phong đáy định kỳ để quản lý nước ao tốt hơn.
- Cho ăn hợp lý, tránh cho ăn thừa.
b. Phương pháp diệt tảo giáp - tảo đỏ
Cách 1: Xử lý tảo đỏ bằng vi sinh: BITA-D 500 g/2000 m3 nước, sục với đường cát 4-6 h, lúc 9-10 h đêm, đánh 2 lần liên tục
Cách 2: Cắt tảo giáp bằng hóa chất: ROBO 1 lít/1500 m3 nước, lúc trời nắng (50% tạt nơi có tảo, 50% tạt đều ao), ngưng chạy quạt 30 phút rồi cho chạy quạt lại.
 
TL do phòng kỹ thuật công ty VAGEN biên soạn



Những bài liên quan
CÁCH PHÒNG VÀ CẮT DIỆT TẢO LAM TRONG AO NUÔI TÔM CÁ

 CÁCH PHÒNG VÀ CẮT DIỆT TẢO LAM BẰNG VI SINH AQUABOSS

CÁCH PHÒNG VÀ DIỆT TẢO ĐÁY (LAB LAB) TRONG AO NUÔI TÔM CÁ

 Cách phòng và diệt tảo lab lab trong ao nuôi tôm cá

CÁCH DIỆT HẾN, CHEM CHÉP, DÒM, ỐC GẠO TRONG AO NUÔI

Cách diệt hến, chem chép, dòm, ốc gạo

CÁCH PHÒNG VÀ DIỆT TẢO XANH TRONG AO NUÔI TÔM CÁ

Cách phòng và diệt tảo xanh trong ao nuôi tôm cá

Tác hại của ốc đinh trong ao nuôi tôm và cách diệt

Ốc trong các ao nuôi, đặc biệt là ao nuôi tôm đã gây ra nhiều ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe và năng suất tôm nuôi







Thông tin liên hệ

Công ty TNHH Quốc tế VAGEN

64 Đường số 9, P. Linh Trung , TP. Thủ Đức, TP.HCM

https://vagen.com.vn

Copyright © 2014-2024 Vagen Co., Ltd. MST: 0310585038

Developed by: KhaLa

Chúng tôi trên các kênh